Review sách: 80 ngày vòng quanh thế giới (Jules Verne)

 

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Jules Verne. Đây là một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Viễn tưởng ở chỗ nó đi trước thời gian, nó thực hiện một điều chưa thực hiện được. Bởi vì trước kia các nhà du hành phải đi vòng quanh trái đất mất 300 ngày: thời Jules Verne với những phương tiện mới như tàu hỏa, tàu thủy... có tờ báo đã thử làm chuyện vui, tính toán các chặng đường cộng lại thành 80 ngày. Và đó cũng là ý tưởng chính để ông sáng tác nên tác phẩm này.

Bìa sách

Tác phẩm thuộc thể loại phiêu lưu, văn học cổ điển, được viết năm 1873. Cốt truyện khá đơn giản: Phileas Fogg đã đánh cược số tiền 20 ngàn bảng với những người bạn ở CLB Cải cách London rằng mình có thể thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới trong 80 ngày hoặc ít hơn, theo con số lấy từ tính toán của tờ Thời sự buổi sáng. Cá cược xong, sau đó chỉ vài giờ, ông cùng với người giúp việc mới tuyển buổi sáng là Jean Passepartout đã lên đường cùng với hành lý siêu nhẹ nhàng: hai áo sơ mi len, ba đôi vớ, và một cục tiền. Một chuyến đi tưởng chừng trất chóng vánh nhưng đã đưa ta qua nhiều vùng đất, nhiều nền văn hoá khác nhau, đôi lúc thì bình yên đôi lúc thì vô cùng căng thẳng và nguy hiểm.


Bản đồ vòng quanh thế giới trong 80 ngày

Khi đọc sách, ta đễ dàng bị lôi vào những tình huống vô cùng hấp dẫn, những tình huống li kì kịch tính cùng với sự bình tĩnh điềm đạm của Fogg khiến người đọc thấy hấp dẫn lạ thường. Câu chuyện còn tập trung khai thác về tính cách đối lập giữa Fogg và Jean nếu Jean thực sự tận hưởng việc phiêu lưu đến những vùng đất mới, và luôn mất bình tĩnh khi có chuyện không như ý xảy đến thì Fogg thì hầu như không quan tâm, ông lạnh lùng, đào hoa, và có xu hướng giải quyết tất cả mọi thức một cách rất đẳng cấp và rất tốn tiền, họ tuy có mối quan hệ chính thức là chủ-tớ nhưng sau khi trải qua nhiều cuộc phiêu lưu thì họ như hai người bạn rất thân thiết khi cuộc hành trình kết thúc.

Đối với nhân vật chính Phileas Fogg,ông là một người điềm đạm, hào hoa, và không bao giờ làm sai hoặc không muốn người khác làm sai so với những gì ông định-một người cầu toàn. 


Đây là một trong những phân cảnh hài hước nhất cũng là phân cảnh cho thấy sự cầu toàn và đẳng cấp của ông Fogg khi ông đòi mua cả con tàu và đốt một phần của nó để tiếp tục cuộc hành trình


Tuy vậy có những tình huống mà ông Fogg làm trái ngược với những gì nghĩ và làm, như là lần cứu Jean chẳng hạn. Cuộc hành trình này đã thay đổi Fogg, tưởng chừng như chỉ là một cuộc cá cược, chuyến hành trình này còn mang lại cho ông nhiều thứ.

+Nếu không có chuyến đi này thì chắc cả đời ông chỉ đi đến hai nơi: Nhà ông và CLB Cải cách Lodon.

+Nếu không đến Ấn Độ, thì ông đã không gặp được bà Auoda (sau này sẽ là vợ ông), và nếu không gặp bà Auoda thì ông cũng chưa tính đến việc lấy vợ.     


*Kết luận: đây là một tác phẩm rất hay và đễ đọc, phù hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn. Câu chuyện tuy nhìn vào khá đơn giản nhưng việc các nhân vật trải qua chuyến hành trình đó mới là điều đáng xem.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét