Tổng kết Chương 2 Triết học Mác-Lênin

 


CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1. Vật chất và ý thức

 1.1.Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất

 -  Chủ nghĩa duy tâm: Phủ nhận sự tồn tại của vật chất.

 -  Chủ nghĩa duy vật: Đồng nhất vật chất với các trạng thái tồn tại cụ thể.


  

  a. Các quan niệm của CNDV trước Mác

Đặc điểm chung:

 - Trực quan cảm tính. Lấy dạng cụ thể của vất chất để đồng nghĩa với vật chất.

 - Không giải thích được những hiện tượng tinh thần và xã hội, nên sa vào chủ nghĩa duy tâm về xã hội.

 - Không có những thực chứng của khoa học.

 - Có công trong chống lại những quan điểm duy tâm, thần bí tôn giáo.

  b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lên-nin

Định nghĩa của Lenin về "vật chất"

''Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác''.

 1.2. Nguồn gốc, bản chất và kêt cấu của ý thức

Nguồn gốc ra đời ý thức:

- Là kết quả của quá trình tiến hóa

+ Lao động

+ Ngôn ngữ

- Tiếp nhận thông tin từ thế giới khách quan (kết quả của quá trình phản ánh)

Khái niệm ý thức

Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin…của con người trong cuộc sống.

Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.

a. Nguồn gốc tự nhiên

Bộ não của con người cùng sự tác động của thế giới khách quan đến nó

Ý thức là thuộc tính của vật chất, đó là dạng vật chất đặc biệt, được tổ chức cao đó là bộ óc con người.

Khái luận về lý luận phản ánh của Lênin:

Phản ánh là sự tái hiện những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng

Lênin: “Hết thảy mọi sự vật đều có đặc tính về bản chất giống với cảm giác, đó là đặc tính phản ánh”.

Hình thức cơ bản

 Phản ánh vật lý, hoá học        

 Phản ánh sinh học

 Phản ánh tâm lý

 Phản ánh năng động, sáng tạo

b. Nguồn gốc xã hội

Từ lao động & ngữ thông thường đến khoa học

Bản chất ý thức vượt qua phản ánh hiện tượng, đạt tới khái quát hóa, trừu tượng hóa ... các tồn tại khách quan, đạt tới phản ánh cái bản chất, quy luật khách quan

Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của TGKQ,là sự phản ánh tích cực, chủ động và sáng tạo TGKQ

Bản tính phản ánh sáng tạo của ý thức từ hiểu biết khách quan đến sáng tạo khách  quan qua thực tiễn

Các yếu tố hợp thành: Tình cảm-Tri thức- Ý chí

 1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Ý thức tác động trở lại vật chất theo 2 hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.

Do đó, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan

Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, phát huy vai trò của con người, là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất

2. Phép biện chứng duy vật

 2.1. Hai loại hình phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

Theo triết học Mác-Lênin

-  Thế giới khách quan tồn tại trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, trong sự ràng buộc, vận động. è Biện chứng khách quan.

- Con người nhận thức được thế giới khách quan như trạng thái phổ biến của nó è Biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng)/phép biện chứng duy vật.

 2.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật




3. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

 3.1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng 

Lý luận nhận thức Của chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời dưạ trên các nguyên tắc cơ bản sau:

 Nguyên tắc khách quan

 Nguyên tắc khả tri luận

 Nguyên tắc biện chứng

 Nguyên tắc thực tiễn

 3.2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức

Nhận thức là một quá trình vận động biện chứng, con người phải luôn tìm kiếm, khám phá tri thức về thế giới. Đó là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, từ cái đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận đến toàn thể, là quá trình chọn lọc và kế thừa tích cực tri thức.

Bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người

Là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể.

 3.3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động vật chất có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Vai trò của thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý


   3.4. Các giai đoạn của quá trình nhận thức

* Nhận thức cảm tính: Cảm giác-Tri giác-Biểu tượng

Đặc điểm chung của giai đoạn nhận thức cảm tính là: sự phản ánh có tính chất hiện thực trực tiếp, không thông qua khâu trung gian. Tuy phong phú, sinh động nhưng nó chỉ là sự phản ánh bên ngoài, hiện tượng của sự vật, chưa phản ánh được bản chất, tất yếu bên trong của sự vật.

Nhận thức lý tính: Khái niệm-Phán đoán-suy lý

Đặc điểm chung của giai đoạn nhận thức lý tính là tuy không phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan, nhưng đó là sự phản ánh trừu tượng, khái quát, vạch ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Đó là nhận thức đáng tin cậy, gần với chân lý khách quan, đáp ứng được mục đích của nhận thức.

 

  3.5. Tính chất của chân lý

Chân lý là những tri thức của con người, phù hợp với hiện thực khách quan, đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

Một số đặc trưng của chân lý:

 Tính khách quan

 Tính cụ thể

 Tính tương đối và tính tuyệt đối


ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG

1. Về phần kiến thức: 

Dần tiếp thu được và hiểu về những kiến thức mới của Triết học và cụ thể là khái niệm nội dung của các phép biện chứng, cũng như lý luận nhận thức của chũ nghĩ duy vật biện chứng của Triết học Mác-Lênin

2. Về phần kỹ năng:

Kỹ năng làm việc nhóm được cái thiện một cách rõ rệt sau nhiều tuần làm việc chung và thành quả là cả nhóm tiến bộ lên trông thấy về các mặt kiến thức kỹ năng thiết kế Powerpoint để thuyết trình

3. Về phần hạn chế

Hạn chế lớn nhất là việc tìm kiếm và tổng hợp thông tin, tôi cần phải tìm được nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy và nguồn thông tin đó phải phù hợp với chủ đề đang tìm hiẻue

4. Kế hoạch cho các chương sau:

- Cải thiện khả năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin

- Cải thiện khả năng thuyết trình

- Tập trung hơn trong giờ học để dễ dàng tiếp thu kiến thức

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét