[ Hoạt động 2.2 ]: Triết học thời kỳ khai sáng

 1.Nhiệm vụ: 

 Chọn lọc thông tin và vẽ lên sơ đồ timeline cơ bản của Triết học

 2. Phân công nhóm:

* Tìm thông tin trong giáo trình: 

  - Nguyễn Tiến Anh

   - Nguyễn Hoài Nam

   - Lê Văn Quân

   - Hán Hoàng Thiên Quốc

 * Chọn lọc thông tin và thiết kế Powerpoint

   - Lê Hoàng Tín

* Vẽ sơ đồ tông thể và thuyết trình:

   - Phạm Minh Hào

 3. Hình thức trình bày: 

Thuyết trình bằng bài Powerpoint cùng với phần sơ đồ timeline

 4. Nội dung cơ bản:

Thời kỳ Khai sáng (tiếng Anh: Age of Enlightenment) là một phong trào tri thức triết học nở rộ vào thế kỷ 17 và 18 tại châu Âu. Phong trào lấy lý trí, sự theo đuổi hạnh phúc, và sự nhận biết của giác quan làm nền móng, chủ trương tự do, tiến bộ loài người, khoan dung, bác ái, phân lập nhà nước với tôn giáo Thời kỳ Khai sáng thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng Khoa học, do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào lý tính, khoa học hay sự hợp lý Phong trào Khai sáng tiếp nối Phong trào nhân văn thời Phục hưng, theo sau cuộc Cách mạng khoa học. 

(Ảnh minh hoạ: Age of Elightenment)

Ngày Phong trào Khai sáng nổi lên,  một số người định là năm 1637, người khác định là năm 1687. Giới sử học Pháp xưa nay lấy khoảng thời gian giữa lúc Vua Louis XIV chết năm 1715 và lúc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 làm thời đại Khai sáng. Hầu hết xem phong trào rút xuống vào đầu thế kỷ 19.

Triết học Ánh sáng thế kỷ 18 là sự kế thừa và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ 17, Nó bắt đầu từ sự phê phán một cách không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới và con người. Trong những học thuyết về chính trị, đạo đức, các nhà triết học thế kỷ 18 đã giải phóng ở mức độ đáng kể những học thuyết về đạo đức và quan niệm chính trị- xã hội của họ khỏi những hạn chế có tính chất tự nhiên chủ nghĩa.

Lý tưởng chung của các nhà khai sáng là ý tưởng về sự tiến bộ. Đó là sự tin tưởng rằng điều kiện sống của con người sẽ ngày càng tốt hơn và thế hệ sau sẽ sống tốt hơn thế hệ trước, đồng thời họ sẽ đóng góp hoạt động, lao động của họ cho cuộc sống của thế hệ mai sau. Các nhà khai sáng, thông qua ngòi bút của mình, đã tập hợp những tầng lớp trong xã hội để hướng đến cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

Một số nhà triết học tiêu biểu cho thời kỳ này:

1. Jean-Jacques Rousseau (1712-1778)


Jean-Jacques Rousseau

      Ông là một nhà văn và nhà triết học, tư tưởng của ông vượt xa những người đương thời, ông cũng lên án chế độ phong kiến và Giáo hội như Montesquieu và Voltaire nhưng ông còn đề cập đến chủ quyền của người dân.

*Thế giới quan của Rousseau:

 + Lịch sử của nhân loại là kết quả hoạt động của con người chứ không phải được hình thành do bàn tay Thượng Đế.

 + Bản chất của con người là sự tự do và do sự bất bình đẳng nên sự tự do mới bị kìm hãm.

 + Nguyên nhân sự bất bình đẳng theo Rousseau: chính Tư hữu là nguyên nhân sinh ra sự bất bình đẳng của xã hội loài người. Tư hữu tài sản tạo ra kẻ giàu, người nghèo từ đó sinh ra kẻ thống trị và người bị thống trị mà đỉnh cao nhất của sự bất bình đẳng đó là chế độ chuyên chế.

*Những hạn chế trong tư tưởng của Rousseau:

 + Ông xây dựng hệ thông giáo dục trên cơ sở duy tâm.

 + Ông chia cắt các giai đoạn một cách máy móc, gò bó và hình thức.

 + Rousseau cho rằng điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới thể chế chính trị : Ôn đới thì có thể chế Ôn hòa, Nhiệt đới thì có thể chế Chuyên quyền.

*Ảnh hưởng của Rousseau:

 + Có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng Pháp.

 + Dám phê phán thể chế tư hữu.

 + Theo ông mục tiêu của Chính quyền là phải đảm bảo sự tự do và bình đẳng cho mọi người.

2. Montesquieu (1689-1755)


Montesquieu

Montesquieu là một nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng. Ông là nhà triết học có tư tưởng ôn hòa nhất trong các nhà triết học Ánh sáng lúc bấy giờ.

*Thế giới quan của Montesquieu chủ yếu thể hiện trong các vấn đề xã hội:

 + Ông khẳng định các quan niệm thần học về lịch sử chỉ là tầm thường hóa xã hội và con người

 + Montesquieu đã tìm cách giải thích các hiện tượng xã hội một cách tự nhiên, khẳng định các hiện tượng xã hội và tự nhiên có sự thống nhất và đều tuân theo những qui luật nhất định

 + Ông cho rằng tính qui luật của xã hội nằm ngay trong chính bản chất bên trong của xã hội, chứ không phải bị áp đặt từ bên ngoài

 + Montesquieu đã nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển kinh tế và sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội.

*Montesquieu có những mâu thuẫn trong quan điểm:

 + Ông phê phán nhà thờ và thần học, nhưng lại cho rằng tôn giáo có vai trò nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội

 + Một mặt ông phủ nhận sự bình đẳng trong xã hội vì thế xã hội sẽ không có sự cạnh tranh và phát triển, mặt khác ông phê phán sự bất công trong mối quan hệ giữa mọi người.

*     *Montesquieu có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và Tuy những quan điểm của ông có một số mâu thuẫn nhưng nó thể hiện ý chí khát vọng xây dựng một xã hội mới và đem đến sự tự do cho mọi người.


       💬P/S: Bài thuyết trình Powerpoint của nhóm 👉Thời kỳ khai sáng👈

Đăng nhận xét

1 Nhận xét